Bạn đang là thợ muốn học sửa chữa xe đạp điện?
Hay bạn chỉ là người dùng muốn tự sửa chữa một vài phần ở xe đạp điện ?
Dù là gì thì bài viết này cũng sẽ giúp bạn..
Riêng những bác thợ sửa xe máy thì nên đọc kỹ & lưu đường link về để nghiên cứu dần nhé.
“Xe điện Mạnh Phát chuyên sửa xe đạp điện tại nhà ở Hà Nội – 𝟎𝟖𝟓𝟗𝟗𝟑𝟏𝟏𝟏𝟏”
Nội dung bài viết sẽ đề cập tới các bộ phận ở xe đạp điện & các lỗi thường gặp và cách khắc phục.
Vô nhé ..
1- Bộ tay ga xe đạp điện
Mục lục
Cấu tạo & nguyên lý tay ga xe đạp điện
Cấu tạo tay ga xe đạp điện rất đơn giản gồm: 1 cảm biến, 1 nam châm và các bộ phận cơ học giúp tay ga có thể xoay
Nguyên lý hoạt động của tay ga xe đạp điện dựa vào Hiệu ứng Hall để tạo ra điện thông qua việc xoay mắt cảm biến với nam châm.
Mạch tay ga xe đạp điện
Mạch tay ga rất đơn giản chỉ bao gồm 1 nam châm & cảm biến tay ga xe đạp điện được nối 3 dây về IC. Màu dây tay ga xe đạp điện thường là đỏ đen xanh
Cách kiểm tra tay ga xe đạp điện
Có nhiều cách kiểm tra tay ga xe điện:
- Nếu là thợ mới thì sử dụng đồng hồ báo lỗi xe đạp điện
- Nếu là thợ cứng rồi thì sử dụng kinh nghiệm & phương pháp loại trừ
Cần lưu ý trường hợp tay ga xe đạp điện bị lỏng đơn giản nhưng rất dễ bỏ qua. Với trường hợp lỗi tay ga xe đạp điện thường không nhiều chỉ chiếm 30%
Cách tháo lắp tay ga xe đạp điện
Chỗ tháo & lắp tay ga xe đạp điện được ẩn ở dưới rất khó nhìn.
Nhìn từ phía dưới lên sẽ thấy chỗ tháo được sử dụng bằng ốc lục lăng.
Cách sửa & đấu tay ga xe đạp điện
Tay ga xe đạp điện chỉ hỏng do đứt dây hoặc hỏng mắt cảm biến. Vậy chủ yếu là thay mắt cảm biển. Tuy nhiên phải khéo tay mới hàn được dây.
Nếu bạn tay dùi đục & thô kệch tốt nhất nên thay tay ga xe đạp điện luôn cho nhanh
Thay tay ga xe đạp điện bao nhiêu tiền ?
Tay ga xe đạp điện có rất nhiều loại. Bởi nhiều loại tích hợp các nút ở tay ga. Chính vì vậy giá tay ga xe đạp điện cũng sẽ khác nhau.
2- Bộ IC điều tốc xe đạp điện
Có 2 cách gọi là IC & Điều tốc do tùy từng vùng. Vậy nên trong bài viết tôi xin gọi là IC Điều tốc cho anh em tiện hiểu.
#1- IC điều tốc xe đạp điện là gì ?
IC điều tốc là một bộ phận quan trọng trên xe đạp điện với chức năng chính là biến dòng điện 1 chiều từ ắc quy thành dòng điện 3 pha để sử dụng cho động cơ xe đạp điện.
Một số loại IC điều tốc thường dùng:
- IC Điều tốc xe đạp điện 350w: Sử dụng cho các loại xe đạp điện như Nijia, Honda, Yamaha, Bridgestone, Asama..
- IC Điều tốc xe đạp điện 500w: Sử dụng cho các loại xe máy điện công suất nhỏ: 133S, Milan, Mocha..
- IC Điều tốc xe đạp điện 800w: Sử dụng cho xe máy điện công suất lớn như Xmen, Vespa, Zommer..
- IC Điều tốc xe đạp điện 1500w: Các loại siêu xe hoặc xe chế
- IC Điều tốc xe đạp điện 2000w: Các loại xe điện thể thao
Hiện nay có 2 loại
- IC điều tốc chính hãng
- IC điều tốc đa năng
#2- Cấu tạo ic điều tốc xe đạp điện
Sơ đồ mạch điện ic điều tốc xe đạp điện rất phức tạp. Nhiều năm trước thì thợ còn sửa vì chưa có đồ thay thế.
Giờ đây tất cả thợ chuyên đều không sửa vì giá IC giờ rất rẻ và chất lượng tốt hơn loại sửa lại mạch.
Ic điều tốc xe đạp điện nằm ở đâu ?
Đa số các loại xe đời mới IC đều nằm cốp dưới yên xe. Riêng 133S, bò điên và nijia thì ở dưới chỗ để chân.
Loại đặc biệt nhất là IC điều tốc xe đạp điện Bridgestone được tích hợp trong đầu đèn.
#3- Kiểm tra ic điều tốc xe đạp điện
Chưa có phương pháp nào chuẩn mà đa số anh em thợ thường sử dụng kinh nghiệm & phương pháp loại trừ.
Tuy nhiên có một số cách đúng tới 90%
- IC điều tốc xe đạp điện bị nóng hoặc khét
- Quay bánh sau bó nặng mà không chập dây động cơ
#4- Cách đấu bộ IC điều tốc xe đạp điện
Để đấu được bộ IC điều tốc xe đạp điện bạn nên chia làm 2 phần:
- Phần 1 – Đấu cho xe chạy: Đấu đúng các phần nguồn, khóa điện, tay ga, dây động cơ
- Phần 2 – Đấu thêm tính năng: Tùy xe có thêm tính năng khác nhau nhưng cơ bản gồm: Khóa chống trộm, Công tơ mét, Công tắc ngắt phanh, Dây nhanh chậm và đảo chiều
Để thay IC điều tốc thì chỉ cần đấu đúng vậy là xong.
#5- Thay ic điều tốc xe đạp điện bao nhiêu tiền ?
- IC 350W: giá từ 350-400k
- IC 500W: giá từ 450k-500k
- IC 800W: giá từ 650k-700k
- IC 1200W-2000W: Rất ít thay và giá cũng biến động
2- Động cơ mô tơ xe đạp điện
Do có 2 cách gọi là Động cơ xe đạp điện & Mô tơ xe đạp điện nên cũng gọi chung vậy cho anh em dễ hiểu.
#1- Cấu tạo của động cơ mô tơ xe đạp điện
Động cơ mô tơ xe đạp điện được cấu tạo 2 phần:
- Nam châm điện – Chính là cục lõi đồng của động cơ
- Nam châm vĩnh cửu
Phần lõi được tích hợp thêm 3 mắt cảm biến
#2- Kiểm tra động cơ mô tơ xe đạp điện
Cách kiểm tra xem động cơ hoạt động tốt hay không bạn quay bánh sau
- Nếu bánh bó và sần sật thì có thể bị chập dây động cơ
- Nếu bánh bó và nặng thì có thể động cơ bị rỉ
- Nếu bánh kêu sồng sộc bị vỡ bi sau
- Nếu bánh quay nhẹ và bon thì oke nhé
#3- Cách tháo và bảo dưỡng động cơ mô tơ xe điện
Chi tiết mời bạn xem video bảo dưỡng và tháo 1 động cơ bị rỉ.
Chỉ lưu ý rằng nắp động cơ rất dễ vỡ nên kỹ thuật đập ra là phải cẩn thận
4- Ổ khóa xe đạp điện
#1- Cấu tạo ổ khóa xe đạp điện
Khóa xe đạp điện gồm ít nhất 2 dây và hoạt động như 1 công tắc điện thông thường
- Dây điện vào (Từ nguồn ắc quy)
- Dây điện ra (vào IC)
Nguyên lý hoạt động gồm 2 trạng thái:
- Trạng thái tắt: 2 dây không thông nhau
- Trạng thái mở: 2 dây thông nhau
Nếu bạn thấy ổ khóa có nhiều hơn 2 dây thì cũng bao gồm 1 dây điện vào và các dây khác là dây ra. Các dây ra đều thông nhau và cùng chức năng mở cho một bộ phận nào đó.
#2- Cách mở khóa xe đạp điện khi mất chìa
Với nguyên lý hoạt động trên thì để mở khi mất chìa bạn chỉ cần chập các dây khóa lại với nhau để vô hiệu hóa khóa điện là xe có thể chạy được.
Tuy nhiên bạn vẫn nên làm lại chìa khóa để sử dụng cho đúng mục đích
#3- Cách sửa & thay ổ khóa xe đạp điện
Ổ khóa chỉ bị lỏng dây thì hàn lại chứ hỏng các phần cơ học thì nên thay.
Lưu ý khi thay ổ khóa xe đạp điện:
- Tìm đúng dây vào khóa (Thường là dây màu đỏ nhỏ)
- Tìm đúng các dây ra (thường là cam, vàng, hoặc xanh…)
#4- Khóa chống trộm xe đạp điện
Khóa chống trộm hay còn gọi là khóa thông minh cũng sử dụng để tắt mở xe đạp điện và có thêm chức năng chống trộm
Cách sử dụng khóa chống trộm xe đạp điện
Để biết sử dụng cũng như tắt mở chống trộm bạn xem hình để biết cách sử dụng nhé
5- Đèn, còi, xi nhan xe đạp điện
Có 2 loại xe sử dụng cụm đèn còi xi nhan khác nhau
- Xe có đổi nguồn – Đèn còi xi nhan dùng điện 12V
- Xe không có đổi nguồn – Đèn còi xi nhan dùng điện 48V
Chính vì vậy nếu cả đèn còi xi nhan đều không hoạt động thì bạn có thể kiểm tra cục đổi nguồn xe điện
#1- Đầu đèn xe đạp điện
Đối với các loại xe đạp điện sử dụng bàn đạp như Honda, Yamaha, Bridgestone, Asama, Hkbike… Luôn có đầu đèn và có các chức năng:
- Kèm ổ khóa
- Đèn chiếu sáng
- Báo pin
Lưu ý khi đấu đầu đèn xe đạp điện:
Bạn phải rất cẩn thận kẻo nhầm dây bởi trong đó có dây nguồn và dây tín hiệu. Đấu sai là cháy cả cái đầu đèn ngay.
Dây nguồn thường là 3 dây to hơn màu đỏ, đen, cam hoặc trắng..
Dây tín hiệu thì có nhiều màu và thường nhỏ hơn
#2- Còi xe đạp điện
Có 2 loại còi xe đạp điện
- Còi 12V
- Còi 48V
Nó phụ thuộc vào xe có đổi nguồn hay không. Đa số các loại xe đời mới đều có đổi nguồn
Lưu ý khi lắp còi xe đạp điện:
- Nếu lắp nhầm còi 12V thì sẽ bị cháy
- Nếu lắp nhầm còi 48V thì kêu bé chỉ tè tè
#3- Xi nhan xe đạp điện
Bộ xi nhan xe đạp điện bao gồm các bóng xi nhan & chíp xi nhan. Và cũng có 2 loại 12V và 48V
Cách sửa xi nhan xe đạp điện
Có các nguyên nhân dẫn tới hỏng xi nhan. Bạn kiểm tra và tiến hành thay thế là được
- Hỏng đổi nguồn hoặc đứt dây đuổi nguồn
- Cháy bóng xi nhan
- Hỏng chip xi nhan
6- Phanh xe đạp điện
Một bộ phanh xe đạp điện cũng như các xe khác bao gồm:
- bát phanh xe đạp điện
- má phanh xe đạp điện
- tay phanh xe đạp điện
- dây phanh xe đạp điện
#1- Cách sửa phanh xe đạp điện
Một số trường hợp cơ bản
- phanh xe đạp điện không ăn: Chỉnh lại dây phanh hoặc thay má phanh do mòn
- bó phanh xe đạp điện: Chỉnh lại dây hoặc do vỡ má phanh
#2- Công tắc ngắt phanh xe đạp điện
Đây mới là phần quan trọng nhất của phanh xe đạp điện.
Tác dụng của công tắc ngắt phanh là khi bóp phanh thì sẽ không ga được
Đây là phần rất hay lỗi, mà cứ lỗi là xe không ga được. Sau đây là một số lỗi cơ bản ở công tắc ngắt phanh
- Bị kẹt tay phanh công tắc ngắt phanh không đóng được khi nhả phanh
- Bị dính nước
7- Ắc quy xe đạp điện
Ắc quy xe đạp điện là một phần rất quan trọng. Và nội dung rất dài nên mình sẽ không trình bài trong bài viết này.
Nếu bạn quan tâm có thể tham khảo tại đây
8- Lốp xe đạp điện
Lốp xe đạp điện có 2 loại có săm và không săm. Lốp xe đạp điện không săm thường rất khó bơm khi thay bởi không nổ tanh.
Cách bơm lốp xe đạp điện
Nếu anh em không thể bơm được lốp xe đạp điện loại không săm thì có thể thử cách này
“Tháo ti van ra rồi bơm trực tiếp chờ nổ tanh nhanh tay bịt lại rồi nhét lại ti van”
Ngoài ra cũng thấy một số anh em bơm bằng cách đốt lốp để nổ tanh nhưng có vẻ cách này không hiệu quả cho lắm
Nếu anh em mới làm nghề sửa xe đạp điện đừng ngỡ ngàng việc giá lốp xe đạp điện đắt hơn xe máy nhé
9- Cục sạc xe đạp điện
Sạc xe đạp điện có chức năng biến dòng điện xoay chiều 220V thành dòng điện 1 chiều 48V hoặc 60V cung cấp cho ắc quy.
#1- Các loại sạc thông dụng
- Sạc xe đạp điện 48v – 12Ạ
- Sạc xe đạp điện 48v – 20Ah
- Sạc xe đạp điện 60V – 20Ah
Lưu ý: Bình ắc quy nào dùng đúng loại sạc đó. Dùng sai dẫn tới phồng bình
#2- Các lỗi thường gặp ở sạc xe đạp điện
- sạc xe đạp điện không tự ngắt: Bị hỏng mạch so sánh Vôn hoặc do hỏng bình
- sạc xe đạp điện báo đèn xanh: Không vào điện cần kiểm tra sạc & đường điện vào acquy
- sạc xe đạp điện bị kêu: Do quạt gió bẩn cần vệ sinh
- cục sạc xe đạp điện không lên đèn: Bị cháy mạch
- cục sạc xe đạp điện bị nóng: Do bẩn lỗ thông gió hoặc hỏng quạt gió
- sạc xe đạp điện bị nóng bình: Cầm kiểm tra lại thông số sạc hoặc do bình bị nội trở
#3- Cục sạc xe đạp điện giá bao nhiêu ?
Hiện tại Xe điện Mạnh Phát đang bán các loại sạc giá từ 250k-300k có bảo hành 3 tháng.
#4- Sạc xe đạp điện đúng cách
Rất nhiều câu hỏi về cách sạc như:
- cách sạc xe đạp điện khi mới mua
- sạc xe đạp điện bao nhiêu tiếng
…..
Bởi điều này rất quan trọng. Bạn có biết rằng sạc sai cách thì cả bộ bình ắc quy của bạn bị hỏng không ?
Vậy phải làm sạc như thế nào ?
- Đi về chờ 30 phút rồi hãy sạc
- Sạc 1 lần cho đầy rồi rút ra
- Chỉ sạc khi còn dưới 30% điện
- Không để sạc qua đêm bởi thời gian sạc với bình nhỏ 6-8 tiếng. Bình to 10-12 tiếng
10- Phụ tùng & linh kiện xe đạp điện
Nếu có ý định làm thợ hoặc mua về tự sửa chữa thì chắc bạn luôn đặt ra câu hỏi “mua phụ tùng xe đạp điện ở đâu”.. Bởi nơi bán linh kiện xe đạp điện còn rất ít
Mình sẽ điểm danh các nơi cung cấp phụ tùng xe đạp điện
- Phụ tùng xe đạp điện chợ trời
- Mua phụ tùng trên các nhóm trên Facebook
- Mua tại các cửa hàng bán xe đạp điện
Nếu bạn vẫn đang đọc tới đây là bạn đã hoàn thành 80% kiến thức của một người thợ sửa chữa xe đạp điện rồi.
Tiếp đến là các ban bệnh được đúc rút từ thực tế
11- Các lỗi xe đạp điện thường gặp
#1- Xe đạp điện bật điện không lên nguồn (Không lên đèn)
3 Nguyên nhân cần tiến hành kiểm tra và xử lý:
- Đứt dây ắc quy
- Hỏng khóa điện
- Đứt dây nguồn lên khóa điện
#2- Tại sao xe đạp điện, xe máy điện không ga được ?
Xe đạp điện, xe máy điện không ga được do rất nhiều nguyên nhân. Ở đây là phải loại bỏ trường hợp không lên nguồn nhé.
Vì không lên nguồn thì đương nhiên là không ga được rồi.
Cách sửa xe đạp điện không ga được khi vẫn có điện
Điểm qua các trường hợp dẫn tới không ga được nhé:
- Hỏng tay ga
- Hỏng IC
- Hỏng động cơ
- Hỏng ắc quy
- Đứt dây điện chỗ nào đó
- Bị hỏng công tắc ngắt phanh
Thường thì thợ sử dụng kinh nghiệm và phương pháp loại trừ. Ta có tiến hành kiểm tra theo từng bước sau:
- Kiểm tra ngắt phanh: cắt ngắt phanh xem có chạy không
- Quay bánh sau: Nếu bánh nặng và sần sật thì do chập dây động cơ hoặc hỏng IC
- Kiểm tra tay ga: Chập dây tay ga nếu thấy bánh quay thì do tay ga hỏng
- Kiểm tra đường điện vào IC:
- Dựng chân chống giữa ga mà chạy là do ắc quy yếu
Ngoài ra còn một số trường hợp ít xảy ra khác như: hỏng động cơ hoặc chập chờn khóa điện..
#4- Cách sửa xe đạp điện bị chập điện
Khi xe đạp điện bị chập điện và có mùi khét thì cần làm các bước sau:
- Tắt khóa rút nguồn
- Kiểm tra dây ắc quy và các dây nguồn có bị chảy ra không
- Tiến hành kiểm tra kỹ các dây nguồn có dòng lớn dễ bị chảy & chập
- Tìm được rồi thì tách ra, quấn lại băng dính và không được xếp chồng lên nhau
#5- Xe đạp điện bị kêu & bị bó bánh
Một số trường hợp để cho các bạn không phải là thợ có thể tự sửa hoặc biết hỏng ở đâu.
- Xe đạp điện bị kêu cót két ở bánh trước: Kiểm tra bi bánh trước
- Bị bó bánh sau, hoặc bó cứng bánh sau, bị kẹt bánh sau: Kiểm tra ốc siết má phanh
- Bó bánh trước, bị kẹt bánh trước: Do má phanh bó sát quá
#6- Xe đạp điện rửa xong không đi được
Xe đạp điện bị ngấm nước, bị chập nước hoặc rửa xong không đi được thì ta tiến hành làm theo cách sau:
- Xì khô tay phanh: Để làm khô công tắc ngắt phanh
- Xì khô các rắc cắm chỗ IC
- Hoặc để ráo nước sau vài tiếng
Trong trường hợp do nước vào bị chập và hỏng bộ phận khác thì lại kiểm tra tiếp. Thường chỉ hỏng IC là chính
#7- Xe đạp điện đột ngột không đi được,
Xe đạp điện bị sập điện, đang đi bị ngắt điện, tự nhiên không lên điện. 90% nguyên nhân nằm ở:
- Lỏng rắc bình ắc quy
- Lỏng rắc khóa điện
#8- Xe đạp điện ga lên bị giật giật
Đây là biểu hiện của mắt động cơ hỏng. Khắc phục bằng cách sau:
- Thay mắt động cơ
- Hoặc thay IC đa năng
Cả 2 cách đều khắc phục được trường hợp bị giật giật
xe đạp điện bị rung,,
#9- Xe đạp điện ga không chạy nhưng dựng xe lên ga có quay bánh hoặc bị ì
Đây là do bình ắc quy bị yếu không tải được. Cách thức duy nhất là phải thay bình
#10- Cách làm cho xe đạp điện chạy nhanh hơn (Kích tốc)
Nếu bạn đang cảm thấy xe đạp điện của bạn đi chậm & bạn muốn tăng tốc cho xe đạp điện của bạn thì có thể kiểm tra và làm theo một số cách sau:
- Kiểm tra phanh xem có bị bó không
- Kiểm tra ắc quy có đầy điện không
- Quay bánh sau xem có bị bó động cơ không
- Sau cùng là rút dây hạn chế tốc độ (Tùy từng loại xe)
Trên đây là một số kiến thức giúp bạn có thể
12- Học nghề sửa chữa xe đạp điện
#1- Có nên học sửa xe đạp điện
Bạn có biết rằng xe điện sẽ thống trị thế giới ?
Bạn có biết xe máy đang giảm ?
Bạn có biết về các dự luật cấm xe chạy xăng ?
Xe điện là một sự phát triển tất yếu do yếu tố môi trường, sự cạn kiệt của nguyên liệu hóa thạch. Ở các nước phát triển xe điện đang là một trong những phương tiện chủ yếu.
Vậy tại sao bạn còn do dự với một nghề đầy tiềm năng ?
Nghề sửa chữa xe đạp điện
#2- Học sửa chữa xe đạp điện ở đâu tốt ?
Để có một tay nghề vững vàng kèm theo kinh nghiệm thực chiến.
- Bạn không nên học ở các trung tâm đào tạo mang nặng tính lý thuyết.
- Bạn không nên học ở các cửa hàng bán xe mới. Bởi bạn chỉ được làm các công việc lắp ráp chứ không có nhiều ca khó cho bạn xử lý
- Cuối cùng bạn nên học ở các cửa hàng sửa chữa xe đạp điện. Đây mới là nơi đào tạo các kỹ năng và tay nghề thực chiến nhất giúp bạn có một tay nghề tốt.
Mạnh Phát là một nơi như thế !!